Thứ Ba, 26 tháng 11, 2019

Công nghệ xử lý phân bùn bể phốt

 Đặt vấn đề
 

Thuật ngữ “Phân bùn” được định nghĩa là hỗn hợp bùn, phân và chất lỏng thu gom được từ hệ thống vệ sinh tại chỗ, riêng lẻ như: các nhà xí, nhà vệ sinh công cộng không có cống thoát nước, bể tự hoại và hố xí dội nước.

Phân bùn bể tự hoại là phân bùn tạo ra từ các bể tự hoại (cặn lắng, váng nổi hoặc dạng lỏng). Quá trình hình thành phân bùn được diễn ra chủ yếu trong các bể tự hoại. Bể tự hoại tiếp nhận các sản phẩm bài tiết của người từ các công trình vệ sinh, xử lý phần chất lỏng bằng cách lắng chất rắn. Phần chất rắn trong bùn cặn là 660 g/kg, tỷ trọng điển hình của cặn lắng đáy dạng bùn là 1,4 – 1,5 t/m3 (gần giống cặn lắng nước thải) và hàm lượng nước (độ ẩm) là 50%.

Chúng ta hãy thử tưởng tượng xem mỗi ngày có hàng nghìn tấn bùn thải được thải ra môi trường, tình trạng này gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng cũng như gây hại cho sức khỏe con người. Trong khi đó, không phải tỉnh, TP nào cũng có nhà máy hiện đại để xử lý triệt để bùn thải.

Theo PGS.TS Nguyễn Kim Thái (Đại học Xây dựng Hà Nội) thì hiện nay, xử lý bùn thải tại các đô thị là vấn đề nóng hơn bao giờ hết. Do đây là chất thải có hàm lượng độc tính khá cao. Tính đến nay chưa có quy hoạch cụ thể nào để xử lý loại chất thải này.
 

 Nguyên lý chung
 

Một hệ thống xử lý phân bùn bể tự hoại của đô thị đặt tại khu xử lý chất thải rắn của thành phố, tiếp nhận bùn từ các xe hút bùn tự hoại. Bùn sẽ được xử lý qua từng khâu nhằm tách các thành phần khác nhau ra khỏi bùn, tạo dung dịch đồng nhất và làm khô. Các khâu xử lý bao gồm Tách cặn, Tách rác, Giảm độ ẩm và làm khô bùn.

Sản phẩm của các quá trình trên sẽ gồm có các chất thải rắn được đưa đi chôn lấp hợp vệ sinh hoặc Đốt. Các chất thải dạng lỏng sẽ được xử lý bởi một hệ thống xử lý nước thải tập trung, phần hỗn hợp bùn lỏng được làm khô bằng cách tách nước sau đó phơi khô hoặc đốt. Mùi hôi từ khu vực xử lý sẽ được thu gom bằng quạt hút cưỡng bức, sau đó dẫn qua hệ thống xử lý mùi bằng phương pháp hấp phụ và bể lọc sinh học.

 
Công nghệ xử lý
 

Công nghệ xử lý phân bùn bể phốt của hãng HUBER, Đức, được phân thành các khâu xử lý chính:

Stone trap ® - Tiếp nhận: Thiết bị tiếp nhận chuyên dụng, có các Van và coupling để kết nối với các xe hút bùn.

Thiết bị tách rác trong phân bùn – Gồm có các option tách rác dạng trống (Wash Drum ® Rotary Screen) hoặc trục vít ( Screw Screen ®)

Thiết bị tách cặn nặng, cặn vô cơ (Grit Trap & Classifier ®)

Máy ép bùn kiểu trục vít chuyên dụng (Screw Press®)

Thiết bị pha chế và định lượng polymer hãng Prominent ®

Hệ thống xử lý mùi bằng phuong pháp hấp phụ

Hệ thống xử lý nước rỉ công nghệ MBR ®

Sơ đồ công nghệ:

 

 

+ Đối với phân bùn hút trực tiếp từ máy bay, cần đưa vào bể chứa kỵ khí dạng Septic, hoặc UASB, với thời gian lưu tối thiểu 1 tháng để phân hủy bùn trước khi đưa sang dây chuyền xử lý. Việc xây dựng bể kỵ khí bằng bê tông cốt thép với chi phí không lớn, nhưng giúp làm giảm đáng kể các vi khuẩn gây bệnh, đồng thời giảm hàm lượng hữu cơ ô nhiễm trong bùn, tăng hiệu suất, giảm chi phí vận hành cho các công trình xử lý. Tăng lợi ích đầu tư.

Theo  : https://westerntechvn.com.vn/cong-nghe-xu-ly-phan-bun-be-phot.htm



Thứ Sáu, 22 tháng 11, 2019

Ô nhiễm môi trường nước và một số vấn đề về sức khỏe


Tình hình ô nhiễm môi trường nước ở Việt Nam ngày càng nghiêm trọng. Nguồn nước ô nhiễm không chỉ tác hại nghiêm trọng tới sức khỏe của chúng ta, mà còn là nguyên nhân chính dẫn tới nhiều căn bệnh nguy hiểm như ung thư da, tiêu chảy cấp, viêm màng kết …
Hiến chương châu Âu về nước đã định nghĩa: "Ô nhiễm nước là sự biến đổi nói chung do con người đối với chất lượng nước, làm nhiễm bẩn nước và gây nguy hiểm cho con người, cho công nghiệp, nông nghiệp, nuôi cá, nghỉ ngơi, giải trí, cho động vật nuôi và các loài hoang dã".
 


 

Những nguyên nhân gây ra ô nhiễm môi trường nước?
 


Có rất nhiều nguyên nhân dẫn đến tình trạng ô nhiễm nước. Có thể liệt kê như:
 
- Từ sinh hoạt: là nước thải phát sinh từ các hộ gia đình, bệnh viện, khách sạn, cơ quan trường học, chứa các chất thải trong quá trình sinh hoạt, vệ sinh của con người.Nước thải không được xử lý chảy vào sông rạch và ao hồ gây thiếu hụt oxy làm cho nhiều loại động vật và cây cỏ không thể tồn tại. 
 - Từ các hoạt động công nghiệp: là nước thải từ các cơ sở sản xuất công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp, giao thông vận tải. Khác với nước thải sinh hoạt hay nước thải đô thị, nước thải công nghiệp không có thành phần cơ bản giống nhau, mà phụ thuộc vào ngành sản xuất công nghiệp cụ thể. Ví dụ: nước thải của các xí nghiệp chế biến thực phẩm thường chứa lượng lớn các chất hữu cơ; nước thải của các xí nghiệp thuộc da ngoài các chất hữu cơ còn có các kim loại nặng, sulfua,... Điều nguy hiểm hơn là trong số các cở sở sản xuất công nghiệp, các khu chế xuất đa phần chưa có trạm xử lý nước thải, khí thải và hệ thống cơ sở hạ tầng đáp ứng yêu cầu bảo vệ môi trường.


 

 - Từ y tế: là nước thải từ các phòng phẫu thuật, phòng xét nghiệm, phòng thí nghiệm, từ các nhà vệ sinh, khu giặt là, rửa thực phẩm, bát đĩa, từ việc làm vệ sinh phòng... cũng có thể từ các hoạt động sinh hoạt của bệnh nhân, người nuôi bệnh nhân và cán bộ công nhân viên làm việc trong bệnh viện. Nước thải y tế có khả năng lan truyền rất mạnh các vi khuẩn gây bệnh, nhất là đối với nước thải được xả ra từ những bệnh viện hay những khoa truyền nhiễm, lây nhiễm.
- Từ hoạt động sản xuất nông, ngư nghiệp: các hoạt động chăn nuôi gia súc: phân, nước tiểu gia súc, thức ăn thừa không qua xử lý đưa vào môi trường và các hoạt động sản xuất nông nghiệp khác: thuốc trừ sâu, phân bón từ các ruộng lúa, dưa, vườn cây, rau chứa các chất hóa học độc hại có thể gây ô nhiễm nguồn nước ngầm và nước mặt. Từ các hoạt động nuôi trồng thủy sản, các xưởng chế biến thủy sản...


Hậu quả của ô nhiễm môi trường nước


 
Hậu quả chung của tình trạng ô nhiễm nước là tỉ lệ người mắc các bệnh cấp và mạn tính liên quan đến ô nhiễm nước như viêm da, tiêu hoá, tiêu chảy và nguy cơ ung thư ngày càng cao. Tại một số địa phương, trường hợp bệnh nhân mắc bệnh ung thư, viêm nhiễm phụ khoa chiếm từ 40 - 50%, nguyên nhân là do từng sử dụng nguồn nước bị ô nhiễm. Theo đánh giá của các Bộ Y tế và Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, trung bình mỗi năm, Việt Nam có khoảng 9000 người chết vì nguồn nước và điều kiện vệ sinh kém; trên 100.000 trường hợp mắc ung thư mới phát hiện mà một trong những nguyên nhân chính là do sử dụng nguồn nước ô nhiễm. Ngoài ra ô nhiễm nguồn nước đang gây tổn thất lớn cho các ngành sản xuất kinh doanh,nông nghiệp, nuôi trồng thuỷ sản...


 

Các nghiên cứu khoa học cũng cho thấy, khi sử dụng nước nhiễm asen để ăn uống, con người có thể mắc bệnh ung thư trong đó thường gặp là ung thư da. Ngoài ra, asen còn gây nhiễm độc hệ thống tuần hoàn khi uống phải nguồn nước có hàm lượng asen 0,1mg/l. Vì vậy, cần phải xử lý nước nhiễm asen trước khi dùng cho sinh hoạt và ăn uống.
 
Người nhiễm chì lâu ngày có thể mắc bệnh thận, thần kinh, nhiễm Amoni, Nitrat, Nitrit gây mắc bệnh xanh da, thiếu máu, có thể gây ung thư. Nhiễm Natri (Na) gây bệnh cao huyết áp, bệnh tim mạch; nhiễm lưu huỳnh gây bệnh về đường tiêu hoá; nhiễm Kali, Cadimi gây bệnh thoái hoá cột sống, đau lưng. Hợp chất hữu cơ, thuốc trừ sâu, thuốc diệt côn trùng, diệt cỏ, thuốc kích thích tăng trưởng, thuốc bảo quản thực phẩm, phốt pho... gây ngộ độc, viêm gan, nôn mửa.
 
Vi khuẩn, ký sinh trùng các loại là nguyên nhân gây các bệnh đường tiêu hóa, nhiễm giun, sán. Kim loại nặng các loại: titan, sắt, chì, cadimi, asen, thuỷ ngân, kẽm gây đau thần kinh, thận, hệ bài tiết, viêm xương, thiếu máu.
 
Trước vấn đề ô nhiễm môi trường nước ngày một trầm trọng,yêu cầu đặt ra là phải có chính sách, kế hoạch cụ thể, lâu dài và điều quan trọng nhất là cần là có sự chung tay của cả động đồng. Do đó, trước hết, cần đẩy mạnh tuyên truyền cho người dân về tác động của ô nhiễm nguồn nước đến môi trường cũng như sức khỏe của mỗi người.Cùng với đó cũng cần có những quy định nghiêm ngặt hơn về việc xử lý các chất thải và rác thải từ các doanh nghiệp sản xuất. 

D.T (Nguồn: Sở Y tế Hà Nội)

Theo : http://ytdphanoi.gov.vn/695n/o-nhiem-moi-truong-nuoc-va-mot-so-van-de-ve-suc-khoe.html



Thứ Năm, 21 tháng 11, 2019

Nguyên nhân và cách xử lý khi nhà vệ sinh bị bốc mùi hôi

Nhà vệ sinh bị hôi là vấn đề mà nhiều gia đình gặp phải. Nhiều gia đình dù thường xuyên chùi cọ nhưng nhà vệ sinh vẩn bị bốc mùi, khiến bạn cảm thấy toilet không được sạch sẽ. vì vậy muốn nhà vệ sinh ko bị bốc mùi chúng ta cần tìm ra nguyên nhân gây mùi để tìm biện pháp khắc phục:

Nguyên nhân khiến nhà vệ sinh bị bốc mùi:

-  Mùi hôi phát ra từ cống thoát nước :

Trong bồn cầu, bệ tiểu đứng, bồn rửa tay có phần ống siphon giữ nước để tránh mùi hôi bốc ngược trở lại. Do thiết kế uốn cong nên phần này dễ tích trữ lại các chất bẩn gây mùi, tắc gây mùi hôi thối

- Bể phốt bị đầy:

Hầu hết các nhà hiện nay đều sử dụng bể tự hoại nhưng vẫn còn lượng bùn cặn tích tụ lại. Với các hộ gia đình, thời gian cần tiến hành hút bể phốt định kỳ vào khoảng 2-3 năm. Nếu bạn đã quá lâu chưa làm việc này, WC cũng dễ có mùi hôi. 

- Tắc bồn cầu:

 khiến nước xả ko tiêu , ứ đọng khiến nhà vệ sinh bốc mùi

- Đường thoát khí của bể phốt bị tắc:

Nếu lắp đặt không chuẩn xác, ống này có thể bị tắc khiến khí hôi bốc ngược trở lại.
 Lượng nước ở ống siphon quá thấp: Khi ở trạng thái bình thường, nước ở phần ống siphon và bồn ngang nhau, tầm khoảng 10 cm. Nếu lắp đặt sai, nước ở ống thấp hơn khiến khí hôi trào ngược, tỏa ra cả phòng

- Cống ở sàn có mùi

Khi lắp đặt đường ống thoát, bạn không sử dụng ống siphon nên mùi hôi bốc lên. Ngoài ra, có thể do thợ lắp nhầm đường ống sang bể phốt thay vì bể thoát nước riêng.

Ngoài ra, các gia đình cho các loại dầu mỡ, chất thải khó tiêu hủy, giấy thông thường, rác bẩn, chất tẩy rửa không dành cho WC... vào bồn cầu.
Sau khi xác đinh được nguyên nhân gây ra mùi hôi nhà vệ sinh, bạn có thể hoàn toàn khắc phục tình trạng đó bằng những cách dưới đây:


Cách khử mùi hôi nhà vệ sinh:

- Sử dụng men vi sinh xử lý tắc nghẽn bồn cầu, ngoài ra bạn cũng có thể sử dụng những loại viên khử mùi bồn cầu. Đặt những viên khử mùi này vào bể chứa nước xả của bồn cầu để nó tan ra và khử mùi, tiêu diệt vi khuẩn tại khu vực thoát nước của bồn cầu.

 + bạn nên tập thói quen đậy nắp bồn cầu trước khi xả nước nhé. Vì khi xả nước những hạt nước nhỏ li ti trong bồn cầu có khả năng văng ra ngoài xa tới 1,2 m. Khi bắn lên sàn hay các bề mặt khác mang theo nhiều vi khuẩn sẽ hình thành mùi hôi trong nhà vệ sinh. 

+Thường xuyên chà rửa bồn cầu giúp nó luôn trắng sạch và thơm tho, tạo cảm giác thoải mái khi sử dụng.

- Khử mùi hôi nhà vệ sinh do ống thoát nước

 Trong trường hợp ống thoát nước bị tắc do quá nhiều dầu mỡ gây ra. Hãy sử dụng ngay một hộp chế phẩm vi sinh Clog Away dạng bột hoặc một chai EcoClean L100F dạng lỏng. Hai loại sản phẩm này có chứa hàng tỷ vi sinh được phân lập chuyên biệt để xử lý tắc nghẽn ống cống thoát nước do dầu mỡ và các chất thải hữu cơ bám đóng trong đường ống cống thoát nước. 

Bên cạnh đó các bạn có thể tham khảo thêm những cách khử mùi trong nhà vệ sinh bằng nguyên liệu dễ kiếm dưới đây để tăng hiệu quả khử mùi cho nhà vệ sinh: 

Dùng dứa

Dứa hay còn gọi là thơm, là một loại trái cây có mùi hương vô cùng sảng khoái và mạnh mẽ.

Cách làm rất đơn giản, bạn cần mua một qủa dứa chín sau đó để vào ở một góc nhà vệ sinh của mình là được. Tránh đặt dưới sàn vì nước có thể thúc đẩy quá trình thối của quá dứa nhanh hơn. Đặt dứa ở vị trí cao và thông thoáng càng tốt.
Nếu bạn muốn tác dụng của mùi hương dứa lan tỏa nhanh hơn, có thể làm như sau. Khoét hết phần ruột phía trong của dứa để ăn, đặt vào bên phần vỏ còn lại của dứa trong một cây nến nhỏ và để cho sức nóng làm mùi hương khuếch tán nhanh hơn trong không khí.

Dùng sả

Cũng như dứa, sả là một loại cây có có mùi hương khá mạnh, được ứng dụng nhiều trong các món ăn ngon. Và nó hoàn toàn có thể giúp bạn xử lý tình huống nhà vệ sinh của mình bị hôi.
Bạn chuẩn bị một bó sả rồi đặt ở một góc trong phòng tắm, đợi mùi hương được lan tỏa dần dần trong nhà vệ sinh. Mùi hương mạnh của sả sẽ lấn át những mùi hôi thối trong nhà vệ sinh.

Dùng Tinh dầu thơm

Tinh dầu là tinh chất được chiết xuất từ những loại cây có mùi hương dễ chịu. Tinh dầu thơm thường được đốt để lan tỏa mùi hương trong các phòng spa, khách sạn. Bạn cũng có thể làm cách này để khử mùi hôi nhà vệ của mình
Bằng cách dùng dầu thơm nhỏ lên cuộn giấy vệ sinh, mỗi lần bạn sử dụng là góp phần phát tán mùi hương ra bên trong khiến phòng tắm của mình thơm hơn. 


Bạn cũng có thể kết hợp tinh dầu thơm với baking soda để làm hỗn hợp hút mùi hôi. Việc bạn cần làm là cho baking soda vào hộp thủy tinh hoặc nhựa, nhỏ vài giọt tinh dầu vào bên trong, dậy hộp lại với một miếng vải hoặc túi nilon được đục lỗ nhỏ bên trên. Hãy thử cách làm thơm nhà vệ sinh này nhé vì nó rất hiệu quả nhé.

Dùng giấm và baking soda

Đây là cặp đôi được ứng dụng rất nhiều trong các mẹo vặt trong nhà, từ khử mùi cho tới thông tắc. Vì vậy, bạn hoàn toàn yên tâm về khả năng của hỗn hợp này. Để khử mùi nhà vệ sinh bằng giấm và soda bạn phải xác định được nguồn gây ra mùi hôi đã.


Trộn baking soda và giấm theo tỷ lệ thích hợp để tạo ra một hỗn hợp bột đặc sệt như bột cho em bé ăn. Dùng một vật dụng gì đó quét hỗn hợp này lên và để khô trong vòng 10 tới 15 phút sau đó dùng bàn chà, chà sạch khu vực gây ra mùi hôi trong nhà vệ sinh.
Mùi hôi không những hết mà, hợp chất này còn làm cho khu vực được chà rửa sáng bóng như mới.

Dùng dầu gió

 Đây là một cách có thể khử mùi hôi bên trong nhà vệ sinh khác vô cùng tiết kiệm.

Với phương pháp này đảm bảo mùi hôi khó chịu trước khi tìm được nguyên nhân gây mùi bên trong nhà tắm. Bạn chỉ cần mua chai dầu gió ngoài hiệu thuốc, mở nắp và để ở góc nào đó trong phòng vệ sinh, hoặc có thể thấm lên các vật dụng như cuộn giấy vệ sinh với lượng vừa đủ để tránh gây nặng mùi.
Với những ai không thích mùi dầu gió thì quả thực không thể áp dụng cách này. Bạn hãy thử thay đổi bằng mùi nước hoa ưa thích của mình.

Cọ rửa sàn nhà vệ sinh

Sàn nhà vệ sinh nếu không được lau chùi, chà rửa thường xuyên sẽ để lại những vết dơ bẩn bên trên bề mặt. Không chỉ làm mất thẩm mỹ, vệ sinh mà đó còn là một trong những nguyên nhân chính dẫn tới việc nhà vệ sinh bị hôi.


 

Nếu bạn chỉ cọ rửa bình thường thì sẽ không làm sạch được hết tất cả vết dơ cũng như khử mùi hôi được, nhất là những đường ron chứa nhiều vi khuẩn sinh sống. Bạn có thể làm sạch sàn nhà vệ sinh bằng việc sử dụng hỗn hợp baking soda và giấm như đã được trình bày ở trên. Hoặc sử dụng các chất tẩy rửa sàn nhà thông thường có bán tại các tiệm tạp hóa hay siêu thị.

Sử dụng quạt thông gió

Mùi hôi cũng có thể xuất hiện do lượng hơi nước và mùi của người dùng trước đó không thoát ra ngoài được. Chúng sẽ bay lơ lửng bên trong mang theo nhiều vi khuẩn. Chính vì vậy bạn cần lắp một chiếc quạt thông gió ngay bên trong nhà vệ sinh của mình để khử mùi hôi lảng vảng này. Nếu có thể thì có một chiếc cửa sổ đón được ánh nắng mặt trời thì sẽ tốt hơn.

Thường xuyên đổ rác

Mùi hôi cũng có thế bắt nguồn từ thùng rác trong nhà vệ sinh. Thùng rác này thường lâu đầy nên bạn có tâm lý chủ quan không đổ thường xuyên. Những vật chất thải bên trong lâu ngày sẽ bắt đầu phân hủy và gây mùi hôi thối. Vì thế nên thường xuyên đổ rác cũng là cách bạn giúp bạn loại bỏ nguồn nguyên nhân gây mùi khó chịu này.

Giặt khăn tắm, khăn lau mặt

 

Những chiếc khăn này nếu bị ẩm ướt sau khi sử dụng mà không nhanh chóng được làm khô. Thì sẽ là một điều kiện lý tưởng cho nấm mốc và vi khuẩn sinh sôi và phát triển. Lâu dần nó sẽ phát tán vào không khí những mùi ẩm mốc bên trong nhà vệ sinh. Cách tốt nhất để giải quyết vấn đề này đó là giặt và phơi ngoài ánh nắng mặt trời thường xuyên. Không nên treo trong nhà vệ sinh nếu ở đây không có lối thoát khí.

Không để hóa mỹ phẩm trong nhà vệ sinh

Hóa mỹ phẩm tuy có mùi thơm nhưng khi để lâu trong nhà vệ sinh nó cũng sẽ khiến cho căn phòng này có mùi không mấy dễ chịu. Hơn nữa việc trong nhà vệ sinh luôn có độ ẩm cao cũng là điều kiện không tốt làm cho hóa mỹ phẩm dễ bị biến chất, mất công dụng và tạo mùi hôi.
Hãy để hóa mỹ phẩm vào một cái giỏ và bảo quản ngoài khu vực nhà vệ sinh, khi cần thiết thì mới đem vào nhà vệ sinh sử dụng là tốt nhất.

Trong trường hợp bạn đã kiểm tra nhà vệ sinh và thử áp dụng các biện pháp khử mùi, thông tắc bồn cầu nhưng không mang lại hiệu quả do bồn cầu tắc hay do cống thoát nước tắc nghẽn hãy liên hệ ngay với công ty chúng tôi để được tư vấn hỗ trợ nhanh nhất.